Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá bằng Ahref

Last Updated on October 29, 2021 by Dieu

Từ khoá là cốt lõi mang tính thành bại của SEO trong Content Marketing. Nếu nội dung không được xây dựng trên cơ sở từ khóa, công cụ tìm kiếm sẽ không tìm thấy nội dung của bạn, bạn sẽ không đạt được lượng truy cập mục tiêu cho dù cố gắng đến đâu. Và nhắc đến công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả, không thể không kể đến Ahref – một công cụ nghiên cứu từ khoá dân SEO nhất định phải biết.

Sau khi đã hiểu được Quy trình keyword research & 10+ loại từ khoá, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn làm keyword research một cách chi tiết , đơn giản và dễ hiểu bằng Ahref.

Ahref là một công cụ nghiên cứu từ khoá có tính phí, nhưng hiệu quả nó mang lại hoàn toàn xứng đáng, được công nhận bởi bộ phận lớn các SEOer ngoài lẫn trong nước.

(*) Lấy một ví dụ cho toàn bài là bạn bán trà (lá trà khô pha uống) & có một website bao gồm cả blog về trà. Điển hình như https://loctancuong.com/

Bước 1: Tìm chủ đề

1. Content Gap trong Ahref 

Đây là các nội dung mà người đọc có nhu cầu tìm kiếm nhưng trang web bạn chưa đề cập/chưa cập nhật trong bài nội dung. Khi tìm thấy content gap có tiềm năng của đối thủ, bạn có thể tạo ra nội dung cùng chủ đề nhưng đầy đủ và tốt hơn, hay cũng có thể tạo ra một nội dung mới về content gap đó để thu hút nhiều hơn lượng truy cập, trong đó có cả lượng truy cập đến từ website đối thủ. 

2. Cách làm

Tìm website đối thủ 🡪 sau đó tìm content gap từ các đối thủ này 🡪 chọn chủ đề.

  • Để tìm các website cạnh tranh cùng lĩnh vực, mở tab “site explorer” của Ahref, nhập link trang web của bạn https://loctancuong.com/ vào ô tìm kiếm domain & chọn “competing domains” ở cột tính năng bên phải trên Ahref. Khi nhập domain thì chú ý nhập đúng domain website & dừng lại ở “.com/”, đừng nhầm với link blog hay bài viết trên web, thì khi nhấp competing domain sẽ không có kết quả.
  • Từ list kết quả website cạnh tranh trả về, chọn ra 5-10 website để tiến hành tìm content  gap. 

3. Cách chọn website để tìm content gap:

  • Quan sát đồ thị giao lộ “intersection graph”. Phần màu xanh lá cho biết các từ khóa xếp hạng mà cả web của bạn lẫn đối thủ đều có. Phổ xanh lá rộng hơn phần nào phản ánh mức liên quan lĩnh vực giữa bạn & web đối thủ. Phần màu vàng biểu thị các từ khóa website đối thủ có mà bạn chưa có (phần keywords unique to competitor) => ưu tiên các web đối thủ có phổ xanh lá & vàng rộng hơn. 
  • Có thể loại ra các web xếp hạng đứng đầu lĩnh vực. Trừ khi bạn cũng là website đứng đầu, còn không thì rất khó để cạnh tranh được với các web mạnh & lâu năm. Chọn các web cùng thực lực hoặc không chênh lệch điểm domain rank quá nhiều sẽ là một khởi đầu tốt. Kết quả như sau:

Sau khi chọn được 5-10 website triển vọng thì tiến hành tìm content gap theo trình tự như sau:

4. Cách chọn từ khóa chủ đề hay parent keyword cần lưu ý:

  • Các từ khóa hiện ra trên bảng đều là các từ khóa mà web bạn chưa xếp hạng. Các từ khóa này không chỉ được chọn làm chủ đề để sáng tạo nội dung mà còn là parent keyword để mở rộng bảng từ khóa cho bước 2. Hãy để ý đến volume mà đối thủ thu được từ từ khoá đó rồi chọn các mức volume vừa tầm dựa trên khả năng cạnh tranh của website bạn & web đối thủ.
  • Phantom keywords là từ khóa nhiều người tìm kiếm nhưng mới có ít nội dung được cung cấp => điều chỉnh mức KD từ 0-2 để tìm phantom keywords giúp bạn tạo nội dung độc quyền. Tuy nhiên cần phối hợp với các kênh marketing khác để đẩy nội dung lên top nhằm đạt lượng truy cập mong muốn. 
  • Từ khoá đuôi dài giúp tìm khách hàng tiềm năng chuẩn hơn & nó cũng là mục tiêu dễ nhắm đến hơn đối với các trang web chưa quá mạnh => chỉnh word counts từ 3 trở lên để tìm các từ khoá đuôi dài với volume ổn.
  • Trong ví dụ với trang web trà, Virtual Assistant Training chọn parent keyword là “trà atiso”     vì độ khó từ khóa thấp, volume ổn 3,6K, các web trà cạnh tranh có trong top 100 vị trí những vị trí không cao, chỉ có danhtra.com ở vị trí số 6 trên kết quả tìm kiếm.
  • Nếu như chỉ từ khoá không đủ rõ ràng để bạn hiểu nội dung loại nào có thể tạo ra từ từ khoá đó thì có thể tiếp tục nhập URL của các website đối thủ được chọn & sử dụng tính năng tìm “top content” sẽ cho ra tiêu đề các bài viết nổi bật của một trang web:

Bước 2: Mở rộng danh sách từ khoá

1. Tìm kiếm từ khóa

Từ parent keyword đã tìm được, chúng ta tiến hành phát triển danh sách từ khoá để tìm ra các từ khoá có tiềm năng & hiệu quả SEO tốt nhất có thể. Cách làm như sau: Trên Ahref, chuyển sang tab “keyword explorer” để sử dụng các tính năng liên quan nghiên cứu từ khoá. Nhập parent keyword đã chọn vào ô tìm kiếm & nhấp tìm kiếm. Lưu ý nhớ chuyển khu vực thành Việt Nam.

Sau khi tiến hành tìm kiếm, cột bên trái của Ahrefs sẽ xuất hiện các mục “matching terms”, “related terms”, & “search suggestions”, đây là các từ khoá có nghĩa tương đương, các từ khoá liên quan & các từ khoá mà Google tự động gợi ý khi người dùng nhập từ khoá tìm kiếm. Chỉ riêng với 3 mục vừa nêu ở Ahref, bạn đã có thể tìm kiếm không dứa 100 hay thậm chí vài trăm từ khoá:

2. Ở mục matching terms

 cần lưu ý tab “term match” & “phrase match”. đối với “term match”, kết quả sẽ đưa ra các từ khoá bao gồm các từ trong cụm keyword mà bạn đưa ra, không quan tâm thứ tự xuất hiện. Còn phrase match chỉ trả về kết quả chưa chính xác cả cụm từ khoá mà bạn đưa ra chứ không tách rời.

Vd: term match cho “trà atiso đỏ” có thể là “trà atiso ngon”; “công dụng hoa atiso”; “các loại trà hoa đỏ”…

Phrase match cho “trà atiso đỏ” là “cách pha trà atiso đỏ”, “mua trà atiso đỏ ở đâu”, “trà atiso đỏ hãng nào ngon nhất”…

3. Ở mục related terms

 tab “also rank for” là các từ khoá mà các trang web đối thủ khi nhắm mục tiêu từ khóa mà bạn đang xem (ở đây là từ “trà atiso”), cũng sẽ chạy SEO cho các từ khoá khác hiển thị ở list dưới. “Also talk about” là các từ khoá LSI thường đi chung với các từ khoá chính trong cùng ngữ cảnh. Ngoài ra các bạn có thể điều chỉnh phạm vi nghiên cứu theo top 10 hay top 100 xuất hiện trên kết quả Google. Top 10 cho ra các từ khoá giá trị cao nhưng tính cạnh tranh & độ khó lớn hơn; top 100 có các từ khoá độ khó thấp hơn, nhưng sẽ thu hút được ít lượng truy cập hơn.

4. Ở mục Search suggestion

Search suggestion là các từ khoá được Google tự động gợi ý khi người dùng internet tìm kiếm một thứ gì đó. Khi bạn SEO từ khoá có trong list search suggestion, thì khi người tìm kiếm nhập một từ khoá không trùng khớp nhưng có liên quan thì khả năng họ vẫn sẽ được gợi ý bằng cá từ khoá tương đương có thể dẫn tới trang web của bạn.

Từ khoá từ 3 nguồn trên không cần phải được copy từng từ khoá một, hãy sử dụng nút xuất file “export” để lấy luôn được các thông số để chọn từ khoá trong bước 3, vừa nhanh chóng vừa chính xác. Kết quả sẽ như sau:

Bước 3: Chọn từ khoá dựa theo thông số

Sau khi có bảng từ khoá gồm rất nhiều từ khoá triển vọng, ở bước này chúng ta tiến hành thu hẹp bảng từ khoá & chỉ chọn các từ khoá tối ưu nhất dựa vào 5 chỉ số phản ánh giá trị từ khoá: Search volume – Clicks – Potential Traffic – KD – CPC. 

1. Search Volume

Là khối lượng tìm kiếm. Có 2 lưu ý: khi nhập từ khoá mà Ahref trả về volume là N/A – Not available thì đừng vội bỏ qua. Không phải không ai tìm từ khoá này mà do khối lượng không quá lớn nên Ahref không thu thập dữ liệu. Tuy nhiên khi các từ khoá volume thấp kết hợp với nhau vẫn có thể tạo ra lượng truy cập lớn như 200-1000 là bình thường. Mặt khác nếu tập trung SEO Longtail keyword thì dù traffic thấp hơn nhưng lượng Sale sẽ tăng nhiều hơn. Ngoài ra hãy tránh các từ khoá có volume khủng nhưng traffic đều tập trung gần hết cho 1-3 page top đầu. Vì họ đã hút hết traffic vào từ khoá đó lẫn các từ khoá liên quan nên đó là một “chùm” từ khoá cực khó để cạnh tranh.

2. Clicks

Là số nhấp chuột tính theo trung bình tháng. Nên chọn các từ khoá có click ít chênh lệch với volume hơn thì khả năng trang web của bạn được truy cập sẽ cao hơn. Từ khoá có volume cao nhưng click thấp là do câu trả lời hiện sẵn trên truy vấn nên người tìm kiếm không cần truy cập trang nữa.

3. Potential Traffic

lưu lượng truy cập tiềm năng. Mục “traffic” biểu thị lượng truy cập của tất cả các web đang chạy SEO từ khoá đó chứ không phải chỉ 1 web nên traffic = 3K không có nghĩa bạn sẽ nhận được 3K truy cập nếu SEO từ khoá đó. Theo Ahref, mức thành công cao nhất khi SEO keyword bạn sẽ thu được 30% traffic tiềm năng => nên hiểu traffic có thể đạt được khi thành công bình thường chỉ ở mức 10-20%. Xem mục “traffic share by domains” để biết lượng truy cập bạn có thể đạt theo vị trí trên Google:

4. KD (keyword difficulty):

Độ khó từ khoá được đo trên thang từ 0-100. Tham khảo bài viết về keyword research để biết tương quan giữa KD với từ khoá đuôi ngắn & đuôi dài.

5. CPC (cost-per-click)

CPC (cost-per-click): tiền quảng cáo trả cho mỗi lượt trang được truy cập. Các trang có trả quảng cáo sẽ hiện lên đầu nên sẽ “cướp” bớt lượng truy cập nhất định. Nếu bạn định chạy quảng cáo cho bài nội dung thì tham khảo CPC là điều cần thiết. Còn nếu SEO cho organic keyword thì tham khảo CPC để cân nhắc chọn từ khoá, ước lượng giảm cho lượng traffic có thể đạt cho 1 từ khoá.                                                                            

(*) Tuy nhiên trước tiên có một câu hỏi cần giải quyết: chọn bao nhiêu từ khoá là đủ cho một bài nội dung?

  • Đáp án là tuỳ. Nhiều trang top đầu vẫn chứa hàng chục đến hàng trăm từ khoá. Tuy nhiên không phải các page này nhắm mục tiêu cho toàn bộ số từ khoá đó. Con số hàng trăm này bao gồm cả từ khoá có dấu, từ khoá không dấu, các từ khoá không bao gồm trong bài nhưng có trong bài viết khác có link nội bộ trên web,…
  • Số từ khoá mục tiêu ít là 1, nhiều là 15 – 20 từ khoá. Tuy nhiên nếu chạy SEO chỉ 1-2 từ khoá thì khi người tìm kiếm nhập từ khoá mà bạn không SEO thì sẽ không tìm thấy nội dung của bạn mặc dù nội dung có liên quan, bạn sẽ không đạt được traffic mong muốn. Nếu nhắm vào quá nhiều từ khoá thì rất khó đảm bảo mật độ từ khoá, nhồi nhét từ khoá gây mất cảm nhận người dùng & dễ bị phạt page rank bới Google. Nên thường con số 5-8 từ khoá sẽ khiến người ta an tâm hơn cả.

(*) Tóm tắt các bước này:

  • Chọn từ khoá phải xem xét phối hợp cả 5 yếu tố chứ không chỉ quan sát 1 chỉ số riêng lẻ
  • Chọn 3-6 từ khoá chính để các từ khoá này hỗ trợ SEO cho nhau.
  • Chọn thêm các từ khoá đuôi dài để tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách chỉnh word counts
  • Tuỳ theo mục đích marketing mà chọn loại từ khoá phù hợp. Tham khảo phân loại 10+ loại từ khoá.
  • Tham khảo từ khoá SLI ở mục “also talk about” để tăng mật độ từ khoá & mức độ liên quan cho nội dung

                                                                                                       Tác giả: Yến Lê

Scroll to Top